Trải nghiệm SolusVM để quản lý ảo hóa máy chủ

0
657
(Last Updated On: Th5 30, 2018)

Chào các bạn độc giả của VnGeek.

Việc sử dụng VPS trở nên phổ biến và nó như là một trào lưu khi người người nhà nhà lập Website hoặc mấy anh lập trình, viết soft tận dụng để code, developer. Hiện nay việc Docker ra đời giúp giải quyết rất nhiều về vấn đề khởi tạo môi trường để làm việc. Sẽ có một chút ảnh hưởng tới thị trường máy ảo.

Nhưng đó là việc của thế giới và tất cả mọi người, mình chỉ muốn giới thiệu tới các bạn SolusVM – chương trình giúp quản lý hệ thống VPS cực kỳ tốt mà hầu hết các công ty dịch vụ máy chủ thường sử dụng để tạo môi trường máy ảo đến người dùng cuối.

Hẳn giao diện quản lý VPS ở SolusVM khá quen thuộc với nhiều bạn.

Để cài đặt tốt nhất các bạn nên sử dụng Centos 7 (tới thời điểm hiện tại mình viết bài viết này). Nên cài mới hoàn toàn và đừng cài đặt thêm gì nữa nhé.

Tiến hành Update:

yum update

Sau đó tải về tập tin cài đặt tại địa chỉ:

wget https://files.soluslabs.com/install.sh

Sau đó cài đặt thôi:

sh install.sh

Sau khi cài đặt xong các bạn có thể thấy như sau:

Trường hợp mình chọn cài đặt KVM làm nền tảng ảo hóa nên cần phải thiết lập KVM Bridge:

Tìm đến tập tin cài đặt mạng với card mạng hiện tại bằng cách vào thư mục /etc/sysconfig/network-scripts/:

cd /etc/sysconfig/network-scripts/

Đừng quên dùng lệnh ip addr show để xem card mạng đang kết nối đến Internet.

ip addr show
Trường hợp mình là enp0s3, mỗi máy có thể khác nhau nhé các bạn.

Tiếp tục:

nano ifcfg-enp0s3

Có thể tập tin bên trong nó như thế này:

TYPE=Ethernet
PROXY_METHOD=none
BROWSER_ONLY=no
BOOTPROTO=dhcp
DEFROUTE=yes
IPV4_FAILURE_FATAL=no
IPV6INIT=yes
IPV6_AUTOCONF=yes
IPV6_DEFROUTE=yes
IPV6_FAILURE_FATAL=no
IPV6_ADDR_GEN_MODE=stable-privacy
NAME=enp0s3
UUID=23c3d387-0bf0-4cec-bf42-99e8c92075cf
DEVICE=enp0s3
ONBOOT=yes
DNS1=8.8.8.8
DNS2=1.1.1.1

Bạn cần gán địa chỉ IP tĩnh cho nó:

TYPE=Ethernet
PROXY_METHOD=none
BROWSER_ONLY=no
BOOTPROTO=static
DEFROUTE=yes
IPV4_FAILURE_FATAL=no
IPV6INIT=yes
IPV6_AUTOCONF=yes
IPV6_DEFROUTE=yes
IPV6_FAILURE_FATAL=no
IPV6_ADDR_GEN_MODE=stable-privacy
NAME=enp0s3
UUID=23c3d387-0bf0-4cec-bf42-99e8c92075cf
DEVICE=enp0s3
ONBOOT=yes
IPADDR=192.168.2.55
NETMASK=255.255.255.0
GATEWAY=192.168.2.1
DNS1=8.8.8.8
DNS2=1.1.1.1

Đừng quên khởi động lại dịch vụ mạng:

systemctl restart network

Tiếp theo nhớ backup lại cấu hình hiện tại của enp0s3:

cp ifcfg-enp0s3 ifcfg-enp0s3-backup

Sau đó tiếp tục chúng ta thiết lập KVM-Bridge. Đây đóng vai trò cho card mạng ảo mà sau này những máy ảo chúng ta sẽ giao tiếp với card mạng này.

Các bạn kiểm tra xem bridge-utils đã cài đặt chưa?

rpm -q bridge-utils

Kết quả trả về nếu thế này thì đã cài đặt rồi:

[root@localhost network-scripts]# nano ifcfg-virbr0
[root@localhost network-scripts]# rpm -q bridge-utils
bridge-utils-1.5-9.el7.x86_64
[root@localhost network-scripts]#

Nếu chưa thì các bạn tiến hành cài đặt luôn:

yum install bridge-utils

Tiếp tục tạo tập tin cho card mạng ảo: ifcfg-br0

Trường hợp sau khi cài đặt KVM Virtualization phiên bản mới bằng SolusVM, thì thường đã cấu hình tập tin ifcfg-virbr0.

Các bạn cần chỉnh sửa lại tập tin này theo cấu hình Bridge. Tập tin đó có thể trông như thế này:

STP=yes
DELAY=2
BRIDGING_OPTS=priority=32768
TYPE=Bridge
PROXY_METHOD=none
BROWSER_ONLY=no
BOOTPROTO=none
IPADDR=192.168.122.1
PREFIX=24
DNS1=8.8.8.8
DNS2=8.8.4.4
DEFROUTE=yes
IPV4_FAILURE_FATAL=no
IPV4_DNS_PRIORITY=100
IPV6INIT=no
NAME=virbr0
UUID=eec1ebe4-7b7e-461b-9c63-654d7258b357
DEVICE=virbr0
ONBOOT=no

Bạn cần sửa đổi lại một chút ở các mục:

TYPE=Bridge
BOOTPROTO=static
IPADDR=192.168.2.55
NETMASK=255.255.255.0
GATEWAY=192.168.2.1
ONBOOT=yes

Tập tin ifcfg-virbr0 sau đó sẽ trông như thế này:

STP=yes
DELAY=2
BRIDGING_OPTS=priority=32768
TYPE=Bridge
PROXY_METHOD=none
BROWSER_ONLY=no
BOOTPROTO=none
IPADDR=192.168.2.55
NETMASK=255.255.255.0
GATEWAY=192.168.2.1
PREFIX=24
DNS1=8.8.8.8
DNS2=8.8.4.4
DEFROUTE=yes
IPV4_FAILURE_FATAL=no
IPV4_DNS_PRIORITY=100
IPV6INIT=no
NAME=virbr0
UUID=eec1ebe4-7b7e-461b-9c63-654d7258b357
DEVICE=virbr0
ONBOOT=yes

Các bạn đừng quên lưu lại tập tin nhé.

Sau đó một lần nữa chỉnh sửa tập tin ifcfg-enp0s3:

Lúc đấy tập tin ifcfg-enp0s3 cuối cùng như thế này:

TYPE=Ethernet
PROXY_METHOD=none
BROWSER_ONLY=no
BOOTPROTO=static
DEFROUTE=yes
IPV4_FAILURE_FATAL=no
IPV6INIT=yes
IPV6_AUTOCONF=yes
IPV6_DEFROUTE=yes
IPV6_FAILURE_FATAL=no
IPV6_ADDR_GEN_MODE=stable-privacy
NAME=enp0s3
UUID=23c3d387-0bf0-4cec-bf42-99e8c92075cf
DEVICE=enp0s3
ONBOOT=yes
BRIDGE=virbr0

Và đừng quên khởi động lại dịch vụ mạng nhé:

/etc/init.d/network restart

Trông như thế này là ổn:

Hoặc dùng lệnh ifconfig để xem:

enp0s3: flags=4163<UP,BROADCAST,RUNNING,MULTICAST>  mtu 1500
        inet 192.168.2.55  netmask 255.255.255.0  broadcast 192.168.2.255
        ether 08:00:27:df:c7:25  txqueuelen 1000  (Ethernet)
        RX packets 64584  bytes 85553646 (81.5 MiB)
        RX errors 0  dropped 0  overruns 0  frame 0
        TX packets 35957  bytes 3607360 (3.4 MiB)
        TX errors 0  dropped 0 overruns 0  carrier 0  collisions 0

lo: flags=73<UP,LOOPBACK,RUNNING>  mtu 65536
        inet 127.0.0.1  netmask 255.0.0.0
        inet6 ::1  prefixlen 128  scopeid 0x10<host>
        loop  txqueuelen 1000  (Local Loopback)
        RX packets 486  bytes 90890 (88.7 KiB)
        RX errors 0  dropped 0  overruns 0  frame 0
        TX packets 486  bytes 90890 (88.7 KiB)
        TX errors 0  dropped 0 overruns 0  carrier 0  collisions 0

virbr0: flags=4163<UP,BROADCAST,RUNNING,MULTICAST>  mtu 1500
        inet 192.168.2.55  netmask 255.255.255.0  broadcast 192.168.2.255
        inet6 fe80::a00:27ff:fedf:c725  prefixlen 64  scopeid 0x20<link>
        inet6 fdb9:34b1:bae:0:a00:27ff:fedf:c725  prefixlen 64  scopeid 0x0<global>
        ether 08:00:27:df:c7:25  txqueuelen 1000  (Ethernet)
        RX packets 695  bytes 443345 (432.9 KiB)
        RX errors 0  dropped 0  overruns 0  frame 0
        TX packets 500  bytes 92246 (90.0 KiB)
        TX errors 0  dropped 0 overruns 0  carrier 0  collisions 0

Trên Centos không có sẵn công cụ ifconfig như Ubuntu, bạn có thể cài đặt thông qua:

yum install net-tools

Như vậy là xong phần thiết lập KVM Virtualization trên Centos 7 rồi. Bước tiếp theo các bạn cài Gui cho SolusVM. Chạy lại lệnh:

sh install.sh
Chọn một để cài đặt Web UI SolusVM.


Lưu ý các bạn cần đăng ký dùng thử hoặc trả tiền để có License mà sử dụng SolusVM nhé.

Vừa rồi chúng ta cài đặt SolusVM Master gồm có GUI (trình quản lý đồ họa trên Web) và  KVM virtualization. Việc này giúp bạn có thể khởi tạo máy ảo và quản lý trực tiếp trên máy chủ này.

Bạn cũng có thể cài đặt SolusVM Slave trên một hoặc nhiều máy chủ khác nữa. Và quản lý thông qua máy chủ đã cài đặt SolusVM Master.

Ghi chú: Mình khuyên các bạn nên cài đặt SolusVM Master trên một máy chủ riêng biệt mà không cài máy ảo (VPS) trên đó. Đơn thuần chỉ là để quản lý những máy chủ cài đặt SolusVM Slave (để chứa máy ảo), việc này đảm bảo tính ổn định và an toàn cho toàn bộ hệ thống.

Chúc các bạn thành công!

Bình luận