
apt-get update
apt-get install sshfs
Tiếp theo đó sẽ cấu hình nhóm người dùng, chúng ta cần thêm người dùng hiện tại vào nhóm có tên là fuse, để kiểm tra có nhóm fuse nào trước đó chưa bạn dùng lệnh:
cat /etc/group | grep 'fuse'
Nếu nhóm fuse tồn tại, chúng ta sẽ gán user hiện tại – ở trường hợp của mình là phatnlq, mình sẽ thêm vào nhóm này:
sudo usermod -a -G fuse phatnlq
Trong đó phatnlq là username người dùng Linux của bạn nhé. Nếu nhóm fuse chưa có các bạn thêm nhóm:
sudo groupadd fuse
Sau đó lặp lại lệnh mà mình đã dùng trước đó:
sudo usermod -a -G fuse phatnlq
Tới đây là coi như đã hoàn thành rồi đó.
Bây giờ chúng ta tiến hành Mount thư mục từ xa tới Server (bạn không cần phải cài đặt sshfs đâu nhé), và trước tiên tạo thư mục để mount vào (thực hiện trên Client nhé):
sudo mkdir /sshfs
Mình đặt tên thư mục này cho dễ nhớ. Dễ liên tưởng thôi nhé, các bạn có thể đặt tên một thư mục khác tùy thích miễn là không ảnh hưởng đến thư mục khác cũng như việc hoạt động của hệ thống nhé.
Giả sử máy chủ mình cần kêt nối có IP: 192.168.1.89. Chúng ta dùng lệnh sau để tiến hành mount thư mục từ xa với sshfs (thực hiện trên Client nhé):
sudo sshfs phatnlq@192.168.1.89:/home/phatnlq /sshfs
Trong đó phatnlq là tên người dùng trên hệ thống Linux từ xa, /home/phatnlq là thư mục người dùng trên máy chủ từ xa này.
Như vậy là coi như xong rồi đó.
Tuy nhiên tiếp theo nữa là nếu bạn muốn sử dụng luôn thư mục này, mà không phải dùng lệnh trên mỗi lần cần đến thì chúng ta tiến hành cấu hình đăng nhập SSH không cần password.
Trước tiên chúng ta cần tạo khóa SSH:
ssh-keygen -t rsa
Đối với người dùng root, bạn có thể dùng lệnh:
sudo ssh-keygen -t rsa
Tuy nhiên mình đang dùng với người dùng bình thường cho nên mình dùng lệnh:
ssh-keygen -t rsa

ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub phatnlq@192.168.1.89

Đường dẫn rút gọn của bài viết: https://vngeek.com/B7g7u