Mở rộng lưu trữ cho máy tính – Nas hay Glusterfs

0
728
(Last Updated On: Th8 21, 2018)

Chào tất cả các bạn độc giả của VnGeek.

Một năm về trước mình đã viết bài viết về Glusterfs. Giúp các bạn có thể lưu trữ dữ liệu lớn và dự phòng dựa theo mô hình phần tán hay đồng bộ trên nhiều máy chủ. Cách thức lưu trữ này thì cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể mở rộng không giới hạn các máy chủ lưu trữ, thì đồng sẽ mở rộng không giới hạn dung lượng lưu trữ cũng như sao lưu dự phòng.

Glusterfs bản chất là một filesystem. Còn NAS (Network Attached Storage) là thiết bị lưu trữ gắn mạng, bạn cứ tưởng tượng USB là một thiết bị lưu trữ và nó gắn vào máy tính, laptop hoặc các thiết bị đọc dữ liệu với kết nối USB, còn NAS thì kết nối vào mạng thông qua Wifi, cổng LAN hay hệ thống quang, hoặc bằng cách nào đó kết nối vào mạng để các thiết bị khác truy cập vào qua giao thức mạng.

Như vậy, ở đây đặt ra một câu hỏi nhỏ. Ngoài việc mở rộng lưu trữ bằng cách đi mua một chiếc ổ cứng mới về gắn vào. Thì chúng ta còn cách nào khác hay không?

Tất nhiên là có:

  • Mua thêm ổ cứng di động
  • Lưu trữ trên đám mây (các dịch vụ như Google Drive, Dropbox, Amazon Drive,…).
  • Chép vào USB rồi copy sang một máy tính khác
  • Lưu trữ vào thiết bị gắn mạng (NAS).
  • Lưu trữ vào các máy chủ dự phòng được cài đặt các Filesystem như GlusterFS, Ceph, BeeGFS, các hệ điều hành Free NAS để biến chiếc máy tính, server thành hệ thống lưu trữ dữ liệu qua mạng.
  • SAN (Storage Area Network): hệ thống lưu trữ với giao tiếp tốc độ cao giữa các máy chủ lưu trữ cũng như các thiết bị lưu trữ với nhau, tuy nhiên chi phí triển khai cũng không hề nhỏ và phức tạp hơn.
Trên PC, Laptop hoặc server, nếu cần thêm dung lượng lưu trữ, cách đơn giản nhất là đi mua một ổ cứng mới về gắn thêm là được.

Cách sử dụng mô hình nào cũng có ưu, nhược điểm riêng của nó. Theo như tiêu đề bài viết, mình chỉ nói đến hai mô hình chủ yếu đó là sử dụng NAS hay là GlusterFS.

Cả NAS và GlusterFS cung cấp cho chúng ta một môi trường lưu trữ không đòi hỏi I/O quá cao vì nó thông qua giao thức mạng, và việc đọc/ghi dữ liệu trên các hệ thống này phụ thuộc vào tốc độ mạng (nếu trong một mạng nội bộ thì sẽ có tốc độ tối đa không phụ thuộc vào đường truyền thuê bao của nhà mạng, nếu bạn truy cập từ bên ngoài mạng nội bộ, bạn sẽ bị hạn chế bởi tốc độ đường truyền nhà mạng).

Mục đích của NAS và GlusterFS phục vụ lưu trữ dữ liệu cũng như mở rộng không đòi hỏi quá cao về tốc độ hay độ trễ, và nó phù hợp hơn với nhu cầu Backup (sao lưu). Tất nhiên bạn vẫn thao tác như một ổ cứng nội bộ thông thường hoặc là nơi lưu trữ dự liệu cho các ứng dụng, chương trình tuy nhiên có hơi chậm một chút (nếu bạn nâng cấp hệ thống mạng với các Switch Gigabit, điều này có thể được giải quyết).

NAS là một thiết bị chuyên dụng, được cài đặt sẵn hệ điều hành để phục vụ lưu trữ, người dùng có thể quản lý thông qua giao diện web. Khi cần thì thêm ổ cứng gắn vào (một thiết bị NAS thông thường cho phép mở rộng từ 2 đến 4 ổ cứng).

Còn GlusterFS có thể cài đặt lên bất cứ máy tính hay máy chủ nào, và cũng có thể mở rộng bất cứ lúc nào bằng cách thêm một máy chủ mới. Có nghĩa là các máy chủ GlusterFS giao tiếp và kết hợp với nhau để tạo thành một hệ thống lưu trữ tập trung hoặc phân tán khá uyển chuyển.

GlusterFS, như những chú kiến tha mồi về làm tổ, và những chú kiến tượng trưng như một node, tập trung nhưng chiếc lá lại, làm nên một chiếc tổ to lớn. Nếu mỗi chiếc lá như mỗi ổ cứng hay một GlusterFS client, sẽ tạo nên hệ thống lưu trữ vô cùng mạnh mẽ.

Như vậy, nếu bạn chỉ lưu trữ dữ liệu không quá nhiều và không đòi hỏi sự nâng cấp mở rộng theo chiều ngang (thêm máy chủ mới để tăng dung lượng lưu trữ), bạn có thể sử dụng NAS. Không phải cài đặt hay cấu hình thêm gì cả. Đơn giản là mua về, gắn ổ cứng vào và kết nối nó vào Modem/Router thông qua dây LAN.

Bạn muốn tận dụng những máy tính cũ, và muốn mở rộng lưu trữ ra sau này một cách uyển chuyển và không giới hạn cho ứng dụng hay máy chủ web, sao lưu dự phòng hãy nghĩ đến GlusterFS. Tuy nhiên cũng tùy theo nhu cầu của chính bạn hoặc bạn thích sử dụng mô hình nào hơn thì triển khai mô hình đó.

Mình thì hiện tải sử dụng cả hai mô hình: NAS để lưu trữ dữ liệu cho máy chủ Web (mình có 2 ổ cứng 500GB và 1 ổ SSD truy cập nhanh 128GB, sau gần một năm sử dụng chỉ hơn 16GB (bằng dung lượng cái USB). Cái này còn lâu mới sử dụng đến ổ cứng 500GB thứ 2).

Một GlusterFS mình cài đặt trên VPS để mở rộng dữ liệu sau này. Để tạo Replication Volume, cái này mình dùng làm CDN.

Dẫu sao cái nào cũng tốt cả. Nếu bạn có một máy tính cũ, cứ thử cài đặt FreeNas để biến máy tính bạn thành một thiết bị lưu trữ NAS, hoặc GlusterFS để trải nghiệm network Filesystem. Nếu muốn mua về rồi dùng ngay, hãy chọn một chiếc Nas Buffalo, giá cả phải chăng, nhiều chức năng.

Bình luận