Chào tất cả các bạn. Theo như tiêu đề bài viết mình xin hướng dẫn các bạn cách thêm một vi xử lý khác cho máy chủ. Cách làm này cũng tương tự cho các trường hợp khác như bạn thay thế một vi xử lý khác đang có sẵn, hoặc là lắp vi xử lý vào bo mạch chủ. Và dưới đây là một trường hợp cụ thể mà mình đã tiến hành thực hiện.
Đối với máy chủ hay Workstations hỗ trợ 2 CPU trở lên. Để có thể chạy nhiều vi xử lý trên một bo mạch chủ, điều cần thiết đó là các vi xử lý phải cùng một loại. Chẳng hạn như dùng CPU Intel Xeon L5520 thì tất cả đều là L5520 hết, là E5620 thì E5620 hết. Bạn không thể dùng X5650 cùng với E5630 trên cùng một bo mạch chủ được.
Để biết được thông tin hiên tại thì trên Windows bạn có thể vào Task Manager và trong Tab Processes bạn xem tại mục CPU sẽ biết được mình dùng vi xử lý loại nào.
Trên linux có thể dùng lệnh:
lshw -short
Dòng lệnh trên sẽ cho bạn biết thông tin cấu hình phần cứng cơ bản máy tính của bạn và cũng sẽ kèm theo thông tin của bộ vi xử lý của hệ thống.
Vì mình thường xuyên kết nối SSH để quản lý máy chủ từ xa bằng điện thoại di động cho nên trước tiên kiểm tra sơ bộ một chút để các bạn thấy:
Và có 1 Socket nha các bạn. Tức là hiện tại chỉ có một vi xử lý được gắn vào hệ thống.
Một điều rất quan trọng mà các bạn đừng quên đó là trước khi tiến hành thêm một vi xử lý mới. Chúng ta cần có:
- Vi xử lý cùng loại mà hệ thống đang sử dụng
- Heat Sink (Bộ tản nhiệt, có thể có quạt kèm hoặc không, tùy loại các bạn nhé)
- Vít vặn để cố định Heat Sink (bạn có thể mua bộ vít đa năng để mở nhé).
- Keo tản nhiệt để bôi vào bề mặt tản nhiệt giữa vi xử lý và Heat Sink (cái này bạn đừng quên nhé, không có keo tản nhiệt thì vi xử lý dễ bị “tèo” lắm đấy).
Trước khi bắt đầu vào công việc, ngắt kết nối nguồn điện hiện tại vào hệ thống. Ngắt cả kết nối LAN và các thiết bị ngoại vi có điện (như dây VGA, DVI, cổng USB kết nối tới một thiết bị nào đó khác,…). Chờ tầm 1 phút sau khi ngắt các kết nối nguồn điện để đảm bảo các tụ điện không phóng điện trong khi chúng ta thực hiện quá trình này. Như trường hợp mình, mình đã dùng một găng tay y tế để tránh mồ hôi tay tiếp xúc với hệ thống cũng như để cách điện.
Nhìn gần lại hơn một chút, các bạn có thể thấy để mở Heat Sink cần một đầu vít 6 cánh (cụ thể là T15):
Tiếp tục nhìn gần một chút, các bạn sẽ thấy các chấu tiếp xúc với các chân của vi xử lý như hình bên dưới, nó rất mỏng manh cho nên các thao tác của bạn phải “cực kỳ cẩn thận”. Chỉ cần làm lệnh một chân tiếp xúc thôi là mệt mỏi lắm đó. Cũng may mắn là Intel đã nâng cấp các vi xử lý thời bây giờ là chân tiếp xúc phẳng chứ không phải dạng chân đồng dài ra như trước, tránh bị cong hay gẫy chân tiếp xúc của CPU.
Dưới đây là keo tản nhiệt mà mình đã đặt mua qua Shopee:
À, mình quên “khoe” với các bạn bộ vít đa năng của mình. Mình sử dụng Bộ tua vít đa năng 45 món Jackly JK-6089 mua trên Shopee luôn nhé. Mình sử dụng đầu T15 để vặn vít tháo Heat Sink ra, cho nên trong hình bạn thấy bị trống đi.
Dưới đây là hình ảnh vi xử lý mà mình chụp lại, con Intel Xeon E5630 2.53GHz giá rẻ mình mua của một nhà cung cấp máy chủ.
Giờ thì đến giờ phút hồi hộp rồi, bắt đầu thôi nào còn chần chừ gì nữa:
Vậy là chúng ta đã mở được thanh kẹp cố định và nắp kẹp vi xử lý rồi.
Tiếp tục là đặt Heat Sink lên nhẹ nhàng và siết ốc.
Chú ý: Siết ốc hai bên đều nhau, tránh siết xong bên phải rồi sang trái hay ngược lại, đúng cách đó là 1 vòng bên ốc bên phải rồi đến 1 vòng bên ốc bên trái để Heat Sink từ từ ép sát vào bề mặt tản nhiệt của CPU bên dưới.
Các bạn thấy chắc chắn là được rồi, không cần phải siết quá chặt đâu, quan trọng đều là được.
Cắm lại các dây cắm và kiểm tra xem thế nào:
Xem trên Putty để xem cho nhiều:
Các bạn thực hiện tương tự trong các trường hợp khác nhé. Chúc các bạn một ngày vui vẻ. Nhớ một điều là hãy cực kỳ cẩn thận đấy, không đùa được đâu.