Tự động chạy ứng dụng, chương trình mỗi khi khởi động trên Windows Server không cần Log-on

0
656
(Last Updated On: Th11 10, 2018)

Chào các bạn, nếu bạn đang sử dụng Windows Server. Trừ các dịch vụ hệ thống và các chương trình đặc biệt ra thì nếu như bạn dùng theo cách phổ thông và đơn giản nhất đó là thả vào mục Start-up thì chỉ khi nào bạn Log-on vào hệ thống thì chương trình mới chạy.

Chính vì thế trong trường hợp này mình muốn chia sẻ các bạn cách cho ứng dụng tự khởi động – như là một dịch vụ của Windows. Và trong trường hợp này mình lấy ví dụ đó là chương trình SpeedFan được phát triển bởi Almico và một điểm đáng chú ý ở phần mềm này đó là hỗ trợ cả IPMI và hầu hết các hệ thống cũ trước đây.

Để làm được điều này chúng ta cần cài đặt phần mềm AlwaysUp, bạn có thể tải về tại địa chỉ này. Tải về rồi chỉ việc cài đặt bình thường thôi nhé.

Cài xong rồi chúng thêm một chương trình hay ứng dụng nào đó bằng cách vào Application –> Add

Tiếp theo đó các bạn chú ý điền giống như trong hình:

  • Name: Tên ứng dụng, chương trình bạn đặt gì cũng được cho dễ nhớ
  • Application: Bạn điền đường dẫn chính xác đến tập tin thực thi của chương trình, có thể chọn vào nút ba chấm () để chọn cho chính xác.
  • Arguments: Thêm các tùy chọn thiết đặt nâng cao, chẳng hạn như trong hình mình có giá trị /NOSMBSCAN – giá trị này có nghĩa là không quét SMBus mỗi khi chạy vì điều này không cần thiết vì chỉ cần quét lần đầu và thiết đặt ngay lúc đó là được.
  • Start the application: Tùy chọn khởi chạy chương trình trong tình huống nào, như trong hình có nghĩa là khởi chạy chương trình mỗi khi máy tính khởi động.
  • Set the priority: Thiết lập mức độ ưu tiên, trong trường hợp trong hình mình thiết lập mức độ ưu tiên cao.

Cuối cùng đừng quên nhấn nút Save >> để lưu lại thiết lập của chúng ta.

Sau đó chúng ta có kết quả như thế này:

Công việc còn lại của chúng ta đó là cho phép chương trình được chạy như một dịch vụ (services). Bấm chuột phải lên và chọn Start

Kết quả chúng ta có như dưới:

Trên Windows Server 2008, bạn tiếp tục chọn Tools –> Switch to Session 0…

Sẽ tiếp tục hiển bảng như sau bạn chọn Return now nhé. Vậy là xong rồi đó.

Thử khởi động lại máy xem thế nào nhé.

Các chương trình hay ứng dụng khác bạn cũng thực hiện tương tự như vậy.

Chúc các bạn thành công!

Bình luận