Chào các bạn, hẳn các bạn đã từng cài đặt một hệ điều hành nào đó trên máy tính của mình rồi chứ? Và mình tin chắc rằng trong thời điểm khoảng 10 năm trước, nhà nhà người người đều dùng Windows XP, đối với những máy tính cũ, thì Windows 2000 hoặc Windows 98 chỉ chiếm phần nhỏ, chưa kể Windows Vista ra mắt được một thời gian thì lại im hơi lặng tiếng vì chưa thật sử thỏa mãn được nhu cầu sử dụng lúc bấy giờ. Windows XP vừa gọn nhẹ vừa dễ sử dụng. Đó là điều không phải bàn cãi. Và trong thời điểm mình viết bài này, thì mình cũng tin rằng đâu đó vẫn có bạn vẫn sử dụng Windows XP hàng ngày và gắn bó với nó.
Chính vì lẽ đó, mình cũng muốn các bạn có một trải nghiệm đối với hệ điều hành này, vì một số bạn có lẽ chỉ được tiếp xúc với Windows 7 hoặc 8, 8.1 và mới nhất hiện nay là Windows 10. Có khi còn không biết sự tồn tại của Windows XP là gì đâu. Chúng ta hãy bắt tay cài đặt hệ điều hành huyền thoại này bằng Virtual Box trên máy tính của chính bạn nhé.
Trước hết mình phải nói sơ lược về VirtualBox:
VirtualBox là phần mềm máy chủ ảo miễn phí hỗ trợ đa nền tảng cho phép người dùng cài đặt nhiều hệ điều hành và nhiều máy ảo có thể chạy song song cùng lúc trên máy chủ vật lý trước đó.
Bạn download VirtualBox tại đây. Bạn vào trang chủ và tải Virtual Box phù hợp với hệ điều hành của mình nhé.
Nếu bạn đang dùng Windows thì tải cho Windows nhé.
Tải về và cài đặt bình thường thôi.
Đây là giao diện mở đầu của chương trình:
Hãy tưởng tượng VirtualBox như là một chiếc máy tính khác thật sự trước mặt bạn và bạn có thể tùy ý làm gì với chiếc máy tính này như thêm ổ cứng, nâng cấp hạ cấp CPU, thêm card mạng, tùy biến dung lượng RAM, v.v… Và bạn có thể cài hệ điều hành nào đó lên chiếc máy này nếu muốn.
Để cài đặt Windows XP lên chiếc máy này thì tất nhiên bạn cũng cần có “đĩa CD” để cho vào chiếc máy ảo này chứ. Nói như vậy không có nghĩa là bạn ra tiệm mua một đĩa CD cài đặt hệ điều hành Windows XP đâu. Cái bạn cần chỉ là file ISO cài đặt hệ điều hành này thôi. Và việc tìm kiếm file ISO này là công việc của bạn nhé. 🙂
Để thiết lập một cầu hình mới (một máy ảo mới) bạn vào bấm chuột vào New nhé.
Đối với một số bạn sau khi tạo máy ảo mới trên VirtualBox thì chỉ cho phép cài đặt những hệ điều hành 32 bit. Thì sau đó các bạn kiểm tra xem máy tính bạn đã cho phép tính năng ảo hóa Virtualization từ phần cứng hay chưa. Bạn có thể vào Task Manager xem cho nhanh.
Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách vào Run –> msinfo32.
Bạn cần phải khởi động lại máy tính và bật Intel Virtualization Technology và VT-d lên nhé.
Một số bạn sau khi Enable Virtualizion trên Bios và cả VT-d lên nhưng vào Dropbox vẫn không thể tạo máy ảo chạy hệ điều hành 64 bit thì cần kiểm tra xem máy tính mà bạn cài đặt là chạy trên hệ điều hành 64 bit chưa, nếu bạn chạy hệ điều hành 32 bit thì dù có bật ảo hóa từ phần cứng lên thì cũng chỉ tạo được máy ảo chạy được hệ điều hành 32 bit mà thôi.
Một số trường hợp bạn có thể tắt dịch vụ của Windows hỗ trợ Hyper-V từ Turn Windows features on or off có khi xung đột với ảo hóa từ phần cứng nên bạn có thể tắt đi.
Sau khi thiết lập thành công thì máy ảo của bạn sẽ có khả năng cài đặt được hệ điều hành 64 bit như mình dưới đây:
Bạn có thể chọn Expert Mode để có thể thiết lập nhiều tùy chọn hơn với chiếc máy ảo của mình.
Trong phần Name mình chọn tên là Windows XP luôn cho dễ nhớ, sau đó chọn Create để tạo máy ảo mới.
Bây giờ các bạn có thể thấy rằng máy ảo đã được tạo.
Tuy nhiên chúng ta cần thêm một vài thiết lập nữa chứ có bật máy lên thì chưa cài đặt được gì đâu. Các bạn bấm chuột phải vào máy ảo vừa tạo và chọn Settings như trên hình.
Bỏ qua mục General, chúng ta tìm hiểu những mục quan trọng trước, ở đây mình nói đến mục System, có thiết lập bo mạch chủ và vi xử lý cũng như tăng tốc xử lý cho phần cứng ảo.
Tab Processor cho phép máy ảo sử dụng số nhân CPU có trên máy chủ vật lý hiện tại của bạn, cũng như tài nguyên trên mỗi nhân được sử dụng. Như máy tính của mình được thiết lập từ 1 đến 8 CPUs.
Chúng ta đi đến thẻ Display ở mục này là cài đặt dung lượng bộ nhớ của Card màn hình trên máy ảo được cho phép sử dụng, các bạn có thể tick dấu v vào mục Enable 3D Acceleration và Enable 2D Acceleration để tăng tốc đồ họa cho máy ảo, giúp trơn tru và mượt hơn trong phần sử lý 3D và 2D.
Mục rất quan trọng tiếp theo đó là Storage, máy tính nào mà chẳng cần có ổ cứng hoặc một nguồn nào đó truy xuất dữ liệu, muốn khởi động được hệ điều hành thì cũng cần phải có những tập tin cần thiết chứ.
Bạn bấm chuột vào chiếc CD đang trống, chọn đến nơi chứa tập tin ISO để máy ảo nhận đó là ổ CD cài đặt hệ điều hành của chúng ta.
Mình đã có sẵn file ISO cài đặt ở đây và chọn vào thôi.
Đến đây thì các bạn chọn OK, vậy là coi như thiết lập xong phần Storage.
Đến Network là phần quan trọng không kém, nó quyết định việc kết nối mạng ổn định cho máy ảo.
Bây giờ thì “bật” máy ảo lên nào, thiết lập như vậy là tương đối ổn rồi, mọi thay đổi khác bạn có thể tùy biến sau này, vì giống như tên gọi máy ảo, thì bạn có muốn thêm ổ cứng, ổ CD, các giao thức Sata, IDE, SAS. Hoặc là thêm một card mạng, Serial Ports, v.v…
Chúng ta bắt tay vào dự án nào.
Đây là màn hình xanh quen thuộc khi cài đặt Windows XP.
Trình cài đặt sau khi kiểm tra hệ thống và chép các tập tin đệm cần thiết là đi đến bước chép dữ liệu vào ổ cứng.
Đây là trình kiểm tra sửa lỗi hoặc cài đặt mới Windows XP lên trên máy tính.
Các banh nhấn phím Enter để tiếp tục.
Nếu bạn có nhiều thời gian và muốn nghiên cứu về EULA của Microsoft thì có thể ngồi đọc và tìm hiểu thêm. Tiếp sau đó nhấn phím F8 để đồng ý điều khoản và tiếp tục cài đặt.
Ổ đĩa cứng lúc nãy tạo là 10GB. Và chưa được chia phân vùng, các bạn có thể tạo phân vùng bằng nhấn phím C hoặc là cài đặt luôn hệ điều hành lên ổ cứng mà không cần chia lại phân vùng bằng phím Enter.
Trình cài đặt Windows cần Format (định dạng) ổ cứng. Các bạn chọn dòng trên cùng để tạo phân vùng NTFS và định dạng cho nhanh đỡ tốn thời gian.
Tiến trình cài đặt đang tiến hành định dạng ổ cứng, sẽ nhanh chóng thôi.
Đang kiểm tra ổ C để chuẩn bị bắt đầu sao chép những tập tin cần thiết của hệ điều hành.
Đến đây thì các bạn đợi đến 100% thì máy tính sẽ khởi động lại thôi.