Nhiệt độ an toàn cho CPU là bao nhiêu?

2
3100
(Last Updated On: Th8 3, 2018)

Chào tất cả các bạn, hẳn khi sử dụng máy tính các bạn cũng nghe tới việc tản nhiệt cho CPU hay cả case. Sẽ không thành vấn đề nếu như là một chiếc máy tính mới được trang bị tản nhiệt nước, nhưng với những hệ thống cũ hơn, việc tản nhiệt không còn tốt và nó còn phải gánh nhiều công việc nặng nhọc như Render video, dựng phim hay làm 3D thì đó là chuyện khác, việc CPU liên tục phải hoạt động ở mức cao thì nó sẽ vô cùng nóng, có khi hệ thống phải liên tục khởi động lại hoặc tắt hẳn thì việc kéo dài tình trạng này sớm muộn cũng gây hư hỏng tới cho toàn bộ hệ thống.

Theo như tiêu đề bài viết mình đã đề cập, thì theo các bạn nhiệt độ an toàn cho CPU là bao nhiêu? Xin các bạn lưu ý rằng khi phải xử lý nhiều tác vụ và hoạt động ở mức càng cao thì tất nhiên nhiệt độ của CPU cũng sẽ càng nóng. Nếu việc tản nhiệt cho CPU tốt, sẽ không là vấn đề, nhưng nếu không tốt (chẳng hạn như hệ thống tản nhiệt xuống cấp do bụi, bẩn, keo tản nhiệt tiếp xúc giữa CPU và Heatsink bị lão hóa, quạt chạy chậm hơn trước hoặc là bị mòn ổ bi) thì hậu quả đó là máy tính chạy chậm, giật lag, thường xuyên khởi động lại đột ngột hoặc treo máy,…

Nói về nhiệt độ của CPU, mỗi CPU đều có một mức nhiệt độ được duy trì để chúng được hoạt động ổn định cũng như có nhiệt độ nguy hiểm gây chết CPU (Junction Temp).

Như CPU Intel Core i7-8700K, có Junction Temp là 100°C.

Theo Intel thì Junction Temp có nghĩa là: Junction Temperature is the maximum temperature allowed at the processor die.

Tức là: Ngưỡng nhiệt độ chuyển tiếp cho phép ở mức CPU có thể chết.

Tiến gần đến mức nhiệt độ này hoặc vượt quá sẽ gây ra hư hỏng cho CPU, dù sao thì để CPU hoạt động tốt nhất chúng ta nên duy trì nhiệt độ cho CPU càng thấp càng tốt, chính vì thế mà những cuộc thi OC mấy tính bạn có thể thấy người ta dùng Nitơ lỏng để làm nhiệt độ xuống mức -196°C để đạt được hiệu suất CPU cao nhất.

Như trong hình các bạn có thể thấy Junction Temp của Intel Xeon E3-1240V2 là 105°C. Nhiệt độ khi thực hiện Render video nhiều lúc lên tới 74°C.

Nhưng mức an toàn khuyến cáo của E3-1240V2 chỉ ở mức 69.1°C.

Vậy nếu hoạt động ở mức 74°C về lâu dài sẽ không tốt cho CPU. Vậy nên mình đã tìm cách để hạ nhiệt độ CPU xuống bằng cách thiết lập tốc độ của FAN nhanh hơn (ở mức tối thiểu là 30% và khi cần thiết là 100%), mình cũng thiết đặt lại chỉ cho CPU hoạt động ở mức tối đa cho phép là 80%.

Mình chỉ cho phép CPU hoạt động tối đa 80% trong Power Option.

Lúc bấy giờ, mình thực hiện Render lại video đó và kết quả khá khả quan:

Nhìn vào biểu đồ CPU, không vượt quá 80% (chỉ ở mức 74-78%). Và nhiệt độ tối đa cũng chỉ 52°C. Như vậy là về lâu dài, sẽ an toàn cho CPU.

Bạn cũng có thể dùng phần mềm Core Temp để bảo vệ CPU mỗi khi quá nhiệt:

Bạn tick vào mục Start Core Temp with Windows để bật chương trình mỗi khi khởi 
động.
Chọn Overheat protection (bảo vệ quá nhiệt cho CPU)
Tùy chỉnh chương trình để bảo vệ máy tính mỗi khi nhiệt độ CPU đạt đến giới hạn nào đó.

Theo hình trên ta có:

Mục 1: Để kích hoạt chế độ bảo vệ quá nhiệt

Mục 2: Đặt một nhiệt độ nào đó để bảo vệ (cái này tùy theo CPU, các bạn có thể tham khảo Junction Temperature trên trang thông tin CPU của Intel hay của hãng nào đó như AMD). Nhiệt độ này nên thấp hơn từ 10 đến 30 độ C so với Junction Temperature.

Intel® Core™ i5-7500 Processor.

Mục 3: Bạn có thể kích hoạt một chương trình nào đó bằng cách Browse đến tập tin thực thi, đó có thể là một tập tin để tắt máy, chạy một script nào đó, kill tất cả các tiến trình hiện tại,… miễn sao là nó có tác dụng bảo vệ cho CPU của bạn thoát khỏi nhiệt độ cao hiện tại.

Mục 4: Bạn có thể không cần thiết lập mục 3 mà đến mục 4 luôn cũng được, cho máy Sleep, Restart hay Shutdown khi quá nhiệt cũng tốt.

Đối với một thành phần cực kỳ quan trọng không kém đó chính là card đồ họa, việc chơi game hay xử lý đồ họa cũng làm cho card đồ họa cũng phải hoạt động ở mức cao hơn bình thường và dĩ nhiên cũng bị tăng nhiệt độ lên tương ứng. Theo mình thấy thì ngay cả các tác vụ nặng nề thì card màn hình của mình cũng không vượt quá 55°C.

Ngay cả khi mình thực hiện các bài test burn in với card đồ họa thì nó cũng không quá 55°C.

Tuy nhiên, nếu các bạn vẫn muốn an toàn cho chiếc card đồ họa của mình, hãy cài đặt MSI Afterburner.

MSI Afterburner có thể ép xung nhiều card độ họa, và qua đó cũng hạ được xung nhịp của Core và Memory của card. Bạn có thể chỉnh phần Power Limit để giới hạn công suất của Card, do đó cũng giảm thiểu được độ nóng của Card màn hình (vì làm việc nhẹ hơn do bị giới hạn).

Như vậy qua hai cách làm trên chúng ta đã phần nào giảm được nhiệt độ của CPU và GPU một cách trực tiếp và gián tiếp, bạn hãy chú ý vệ sinh máy tính thường xuyên, bôi lại keo tản nhiệt cho CPU và GPU (card đồ họa) tầm 1 đến 2 năm một lần. Thay Fan nếu nó đã xuống cấp. Như vậy chiếc PC của bạn sẽ gắn bó với bạn lâu dài hơn. Có thể các cách làm trên làm giảm hiệu năng của máy đi ít nhiều, nhưng sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động lâu bền hơn.

Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn giữ an toàn cho máy tính để có thể sử dụng chúng lâu dài.

2 BÌNH LUẬN

Bình luận