Hành trình vọc Modem với OpenWrt, Lede và kết cục

19
6883
(Last Updated On: Th4 3, 2018)

Hì hì, xin chào các bạn, hôm nay là một ngày nóng nực, cái nóng đầu mùa của tháng tư và tiếng kêu của bao loài muôn thú làm cho mình có “động lực” để kể cho các bạn nghe về một hành trình dài của mình với chiếc Modem TP Link. Nói chúng thì cũng sẽ không có gì để bàn nhiều nhưng mà vẫn muốn viết lại để truyền đạt kinh nghiệm cho một số bạn có ý định vọc vạch bất cứ thiết bị điện tử nói chung và với con Modem của mình nói riêng.

Mấy tháng trước mình có nhu cầu mua thêm một chiếc Router làm Repeater để thu lại sóng Wifi của con Modem chính của Viettel nằm ở nhà cũ của mình. Bởi nếu lắp đặt thêm một đường truyền mới thì sẽ rất là tốn kém mà còn phải trả thêm cước tháng nên mình nghĩ rằng làm một em router là quyết định đúng đắn và kinh tế. Và các bạn có lẽ cũng biết rằng việc sử dụng thêm Repeater sẽ làm giảm tốc độ mạng đi một ít. Bởi nguyên lý hoạt động là chiếc Router mới sẽ kết nối vào mạng Wifi trước đó, đóng vai trò là một client, kết nối mạng rồi sau đó phát lại sóng Wifi với một SSID khác (một tên Wifi khác hoặc Roaming giống y như tên Wifi cũ). Còn trên điện thoại các bạn hay thiết lập điểm truy cập cá nhân đó chính là việc sử dụng mạng 3G và phát lại bằng sóng Wifi.

Mình lên mạng, Order một em TP Link cũ giá rẻ, đó là con WDR-3320v2. Bản này bán ra ở thị trường Trung Quốc và được bán lại bởi một nhà phân phối trên Shopee.

Mình nhận được chiếc Modem WDR 3320 sau 2 ngày đặt hàng. Không phải PR cho Shopee bởi mình không làm cho Shopee và cũng không liên quan đến ai trong Shopee. Nhưng thời gian giao hàng rất nhanh.

Đây là hình “mông” của em nó:

Ồ và thế là mình bắt tay vào công việc nâng Firmware cho em nó. Và để có ngay giao diện Web Gui thì mình cài LEDE (OpenWrt bạn phải cài thêm gói Luci, và bởi vì bộ nhớ Flash của em Router này chỉ có 4Mb nên mình cài thằng Lede luôn).

Việc kết nối với Router thông qua SSH cảm giác này làm cho mình thấy như hoàn toàn kiểm soát chiếc Router này, và điều khiển nó như một máy tính thực thụ.

Cảm giác sử dụng một Firmware mà mình mong muốn không phải từ nhà sản xuất rất thú vị (Cái giao diện của mấy em theo nhà sản xuất rất là chán).

Truy cập vào trang quản lý Luci, mình tha hồ đổi tên Router, thiết lập thêm rất nhiều SSID mới như VnGeek 1, VnGeek 2, VnGeek 3. Nhìn rất chuyên nghiệp, mình dùng ở nhà mà cứ tưởng như đang ở khách sạn vì có quá nhiều mạng Wifi. :). Một số bạn lầm tưởng rằng có thể tại vô số SSID nhưng không phải đâu nhé, nó còn phụ thuộc vào vi xử lý và bộ nhớ Flash + Ram con Router của các bạn. Riêng mình tạo được 9 mạng Wifi từ VnGeek 1 cho đến VnGeek 8. Thêm cái VnGeek 9 thì trên điện thoại mất kết nối luôn. Mà theo lời khuyên của mình thì các bạn tạo khoảng 2 đến 3 cái tên Wifi là được rồi. Một cái dùng cho mình, một cái dùng cho khách và một cái để cho “oách”.

Mình có thể quay trở lại Firmware của nhà sản xuất bằng cách truy cập vào SSH của Router.

cd /tmp
wget http://www.example.org/original_firmware.bin
mtd -r write /tmp/original_firmware.bin firmware

Và sau đó:

mtd -r write /tmp/original_firmware.bin linux

Nếu có lỗi xảy ra bạn có thể sử dụng lệnh sysupgrade

Cách dùng:

root@VNGEEK-AP:~# sysupgrade
Usage: /sbin/sysupgrade [<upgrade-option>...] <image file or URL>
/sbin/sysupgrade [-q] [-i] <backup-command> <file>

upgrade-option:
-d <delay> add a delay before rebooting
-f <config> restore configuration from .tar.gz (file or url)
-i interactive mode
-c attempt to preserve all changed files in /etc/
-n do not save configuration over reflash
-p do not attempt to restore the partition table after flash.
-T | --test
Verify image and config .tar.gz but do not actually flash.
-F | --force
Flash image even if image checks fail, this is dangerous!
-q less verbose
-v more verbose
-h | --help display this help

backup-command:
-b | --create-backup <file>
create .tar.gz of files specified in sysupgrade.conf
then exit. Does not flash an image. If file is '-',
i.e. stdout, verbosity is set to 0 (i.e. quiet).
-r | --restore-backup <file>
restore a .tar.gz created with sysupgrade -b
then exit. Does not flash an image. If file is '-',
the archive is read from stdin.
-l | --list-backup
list the files that would be backed up when calling
sysupgrade -b. Does not create a backup file.

root@VNGEEK-AP:~#

Riêng mình thì dùng lệnh này:

cd /tmp
sysupgrade -F openwrt-ar71xx-generic-tl-wdr3320-v2-squashfs-sysupgrade.bin

Bạn cũng có thể dùng hậu tố -v:

cd /tmp
sysupgrade -v openwrt-ar71xx-generic-tl-wdr3320-v2-squashfs-sysupgrade.bin

Các bạn chú ý việc đi vào thư mục /tmp rất quan trọng, một số bạn không cd vào thư mục này, dẫn đến không đủ dung lượng chứa Firmware và cài đặt Firmware.

Tất nhiên nếu dừng lại ở đây thì tất cả mọi chuyện đã có lẽ êm xuôi rồi. Nhưng tính mình thì rất thích vọc vạch. Lang thang trên mạng rồi tìm xem có cái Firmware nào mới không. Và cuối cùng anh Google dẫn mình tới trang Firmware của Netsequre.

Có rất nhiều công ty bên lĩnh vực Wifi marketing đã sử dụng chính OpenWrt và Lede về phát triển và thêm bớt các tùy chọn để phục vụ khách hàng.

Cài đặt Firmware dành cho Router WDR-3320v2 của Netsequre xong. Mình truy cập vào trang quản trị mà mình nghĩ là http://192.168.1.1. Nhưng không được. Firmware của Netsequre sử dụng địa chỉ http://172.16.1.1.

Tất cả diễn ra bình thường và mình thấy cũng không khác Lede là mấy (Họ phát triển từ Lede/OpenWrt).

Sau khi đăng nhập, thì dẫn đến trang cấu hình mạng luôn:

Như các bạn thấy trên hình thì Netsequre cho cấu hình 3 mạng cơ bản là Primary (mạng chính), Childsafe (mạng an toàn cho trẻ em, kiểu như là chặn mấy trang Web đen, tự động ngắt Wifi vào tối khuya,…) và Guest (mạng dành cho khách – cho mấy anh bạn hay đi xin Pass Wifi dạo).

Đây là thông tin các mạng được cung cấp lại để các bạn nhớ, có thể in ra chỗ nào đó hoặc lưu lại để sau này cần. Trông rất chuyên nghiệp.

Mình đăng nhập vào trang Netsqure mà trước đó họ bảo mình điền thông tin vào để đăng ký:

Trang quản lý của NetSequre, lưu lại thông tin Router của bạn cũng có thể thiết lập mạng của bạn thông qua trang này.

Cảm thấy cũng an tâm rồi, nhưng mà mình thử kết nối SSH để cài đặt một số gói mở rộng mà mình muốn. Cũng như sau này có muốn quay về Firmware gốc hoặc là cài Firmware khác nữa chứ.

Mình SSH đến địa chỉ 172.176.1.1.

==> Không được.

Mình lại SSH đến địa chỉ 192.168.1.1

==> Cũng không được.

Mình nghĩ rằng chắc là do có trục trặc gì đó. Mình khởi động lại Modem.

Và tiếp tục SSH đến cả hai địa chỉ trên.

==> Đều không được.

Và đến thời điểm này thì mình hơi lo lắng một chút. Nhưng mình vẫn nghĩ có lẽ là lỗi do mình. Rồi mình tìm trên Google. “How to connect SSH to Router firmware Netsqure”. Nhưng anh Google không cho ra kết quả nào liên quan cả.

Mình lại tiếp tục lục lọi xem như thế nào, và tiếp tục hỏi anh Google. Nhưng không có một hướng dẫn nào cả.

Rồi mình đi ngủ!

Sáng hôm sau thức dậy, bật máy tính lên, cắm điện vào con Router. Mình nuôi hy vọng sẽ kết nối được SSH.

Nhưng kết quả: vẫn không kết nối được.

Thế là mình liên hệ với Support của Netsqure.

Như các bạn đã thấy, vì vấn đề bảo mật nên họ không bật SSH với Firmware này. Và chỉ có chính họ – công ty Netsqure mới có key SSH có thể kết nối đến Router của bạn, và họ không bao giờ chia sẻ ra bên ngoài.

Và mình tiếp tục gửi họ mail làm cách nào để trở về Firmware gốc hoặc cài Firmware của Lede/OpenWrt thì được họ hướng dẫn sử dụng Tftp.

Cách này đó là bạn sử dụng chính máy tính làm server TFTP và cho Router kết nối vào, nhận tập tin Recovery dạng tp_recovery_model_number.bin (tùy theo Router và cũng tùy theo version của Router).

Mình cũng thử nhưng không thành công.

Mình tiếp tục gửi Support mà được trả lời là sử dụng Wireshark (Giám sát, phân tích giao thức mạng) để tìm xem Router sẽ chấp nhận tập tin Recovery với tên chính xác là gì.

Nhưng Router của mình WDR-3320v2 của mình không hỗ trợ. Mình đã thử với Router WR-1043ND thì quét được Router chấp nhận file tplink_tl-wr1043nd-v3.bin và IP của máy tính là 192.18.0.66.

Chỉ còn một cách đó là dùng đến cáp USB Serial. Nhưng mà theo mình tìm trên mạng cũng không thấy các đầu kết nối đến WDR-3320v2 qua Serial. Nên đành chờ thêm một thời gian xem thế nào.

Bài học được rút ra

Vì tính vọc vạch mà cuối cùng cái Router của mình giờ đóng vai trò như là một chiếc Switch. Thôi thì đành dùng tạm cái Firmware của NetSqure này vậy. Lời khuyên chân thành đó là bạn đừng nên cài Firmware nào khác từ mấy trang Marketing ngoài Lede và OpenWrt hay một số trang trước đây như DD-WRT.

19 BÌNH LUẬN

    • WDR 3320 V2 không có USB nha bạn ơi. Cái này là bản cũ chưa có tích hợp với USB. Nếu muốn dùng USB mình khuyên bạn nên dùng WR-1043ND. Modem này của TP Link sóng mạnh và ổn định, bạn cũng có thể cài Custom firmware thoải mái mà không sợ bị lỗi.
      🙂

    • WDR và WR giống nhau chỉ khác ở chổ WDR là phiên bản có 2 băng tần Wifi (2.4 và 5Ghz bạn nhé). WR-1043ND thì khỏe hơn và ổn định hơn nhé Ngô Thái. Tuy nhiên phục vụ các thiết bị sử dụng băng tần 5Ghz thì WDR-3320v2 mới có thể phát huy được tối đa, nhưng WDR-3320v2 chủ yếu phân phối ở thị trường nội địa. Bạn có thể chọn con Archer C7 nhé, vừa ổn định, 2 băng tần, nhiều công nghệ mới.

  1. Bạn ơi. Mình cũng mua con này về. Cài lede mà nó không phát đc wifi. Enable rồi nhưng không lên tí sóng nào. Bạn có bị thế không. Mình cài tùm lum song bị brick. Bjo unbrick bằng serial về stock rồi, nhưng có vẻ sóng cũng không khoẻ lắm

    • Bạn ơi con này nếu bạn cài đặt Lede lên thì mất sóng Wifi luôn nhé, chỉ nên cài khi nào bạn muốn biến nó thành cái Switch mạng thôi. Sóng của nó thì cũng tương đối, bạn nên mua con 1043ND, sóng mạnh hơn nhiều nhé. Cài Lede/OpenWrt cũng ổn nữa.

  2. B đã mổ bụng ra xem có header uart ở đâu chưa, hoặc còn 1 cách là bạn nhổ con flash trên board ra và dùng 1 bộ nạp ngoài ghi lại file bin gốc, rồi hàn vào lại.

    • Mình chưa mổ bụng ra bạn ạ, nản quá nên mình dùng nó làm cái Switch luôn rồi. :). Mấy hôm bữa mình định mua cái dây UART về gắm vào restore lại thử nhưng lười quá nên thôi. Cảm ơn bạn Bách đã góp ý.

  3. Sao con 3320 của e up lên LEDE thì bị mất sóng wifi 2.4Ghz vậy ạ (e đã tạo wifi 2.4 rồi nhưng kiểm trả ko có), các con khác lên lede đều có sóng bthg trừ con 3320 này là sao ạ. thanks ad
    À ad cho e xin link tải fw netsequre dc ko ạ, web của nó sụp r

    • Bạn tránh xa Firmware của Netsequre ra nhé. Bị người dùng tẩy chay cộng đồng OpenWRT/LEDE hay DD không ai xài của Netsequre cả. Con WDR3320 lên OpenWRT chỉ đóng vai trò là một Switch thôi bạn nhé, nó bị lỗi mất sóng bạn ạ. Bạn nên trả về Firmware gốc bạn nhé (tiếng Trung Quốc xài ổn định cho rồi).

    • Bạn mà Up FW của Netsequre thì cũng mất sóng thôi (kết cục bi thảm của mình) cuối cùng không quay về Firmware gốc được do Netsequre mặc định tắt SSH. Mà Restore qua TFTP thì con WDR3320V2 này chưa hỗ trợ bạn nhé. Nên quay về Firmware nhà sản xuất cho lành. Thân ái gửi khuyến cáo đến bạn.

Bình luận