Cách định dạng lại font chữ, đoạn văn một cách đơn giản khi soạn thảo trên Web

0
714
(Last Updated On: Th7 31, 2018)

Bạn đã từng soạn Email chưa? Hay tham gia viết blog trên trang cá nhân của bạn cũng như một số trình soạn thảo online và  các chương trình “WYSIWYG”. Có đôi lúc nếu bạn không để ý sẽ xuất hiện một loạt các định dạng font chữ, kích thước cũng như đoạn văn không nhất quán làm cho người đọc và chính bạn cũng sẽ thấy rối mắt hoặc khó chịu vì chúng không được “đồng bộ”.

Mình giả sử như mình soạn một Email với nội dung như bên dưới:

Nội dung sau khi copy trên một trang Web bán hàng, thì mình phải bôi đen mới thấy được nội dung

Ý mình nói đến ở đây đó là các định dạng văn bản và cả những nội dung như bạn thấy được chép vào clipboard với thuộc tính của nó trước đó, tuy nhiên không phải chép vào chương trình nào thì chúng cũng sẽ được format chuẩn như trước mà hiển thị được đúng hoàn toàn.

Chẳng hạn như các chương trình soạn thảo của Microsoft như Office Word hay WordPad thì chúng tương thích với nhau khá tốt.

Mình thử soạn thảo một đoạn văn bản với các font chữ, kích cỡ chữ và màu sắc khác nhau như hình bên dưới:

Đây là đoạn văn bản mà mình soạn thảo trên Office Word

Sau đó mình thử sao chép và dán lại trên WordPad:

Mọi thứ có vẻ rất ổn và không mất đi thuộc tính của các đối tượng như màu chữ, kích cỡ và font.

Và mình chép nó vào trình soạn thảo email của Google:

Cũng rất ổn vì clipboard được sao chép chứa đầy đủ các thuộc tính đối tượng

Nhưng ngay ở dòng dưới này, mình sẽ thử chép vào trình soạn thảo Gutenberg của WordPress:


Xin chào các bạn.

Tôi đến từ VnGeek

Bây giờ là 1 giờ 34 phút sáng.

Không ngủ được nên ngồi đăng bài cho các bạn đọc chơi!


Mình ngăn cách bằng hai dấu gạch ngang để các bạn có thể thấy rằng, chỉ có mỗi thuộc tính chữ đậm là được giữ lại, màu chữ và font tùy chỉnh đều không được giữ.

Có thể là không tương thích hoặc là trình soạn thảo Gutenberg này chỉ giữ lại những thuộc tính cơ bản cần thiết.

Nhưng điều kỳ diệu đó là hãy dùng trình soạn thảo NotePad đi kèm với Windows hay Notepad++ chẳng hạn:

Mọi thuộc tính đều biến mất, chỉ còn lại nội dung.

Như vậy các bạn có thể thấy NotePad và NotePad++ sẽ không giữ lại các thuộc tính kèm theo, chỉ đơn giản là giữ lại nội dung mà chúng được chép vào với 4 dạng Encoding là ANSI, Unicode, Unicode big endian và UTF-8 (đối với NotePad) và thêm các dạng Encoding như UCS-2 trên NotePad++.

UTF-8 có thể biểu diễn tất cả các chữ cái trong bộ ký tự Unicode, nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất là nó có thể tương thích ngược với ASCII. Vì lý do này, UTF-8 nhanh chóng trở thành bộ mã hóa thống trị trong các tập tin, thư điện tử, trang web, và các phần mềm xử lý văn bản. (theo Wikipedia).

Điều mình muốn nói đến ở đây đó chính là các trình soạn thảo này đã giúp các bạn format lại định dạng của đoạn văn về dạng cơ bản nhất, không phải tốn thời gian thêm các bước format như trong Word hay WordPad. Ngày xưa học tin học ở cấp 3, có một bài tập của thầy giáo cho đó là định dạng lại văn bản và căn chỉnh các đề mục (đoạn văn đó chỉnh sửa đủ kiểu, chữ to, nhỏ, nghiêng loạn hết cả lên), mình biết mánh khóe này nên làm cái rẹt.

Công việc đơn giản: Chép đoạn văn bản ở các nguồn như Email, Website, các trình soạn thảo nào đó sang NotePad –> Lại Ctrl + A sau đó Copy –> Paste ngược lại trình soạn thảo trước đó. Bạn đã định dạng lại nội dung một cách đơn giản và nhanh chóng.

Nó có rất nhiều lợi ích mà các bạn sẽ khám phá ra nhờ thủ thuật này đấy, chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Bình luận