Chào các bạn, việc cấu hình Bridge Mode cho Modem nhà mạng chủ yếu là vì mục đích giảm tải cho Modem này. Bởi vì Modem nhà mạng phải tích hợp nhiều chức năng (Module quang, cổng Ethernet và cả điểm truy cập Wifi, chưa kể là IPTV,…) chính vì thế nếu phục vụ thêm nhiều trình khách (Client) nữa thì quả thực là nhiệm vụ khá nặng nề, một phần nguyên nhân này làm cho kết nối mạng mất đi tính ổn định khi Modem này gánh tải nặng, hoạt động liên tục. Giải pháp đặt ra đó là chúng ta phải giảm tải cho Modem này. Và một cách khá đơn giản đó là cấu hình Modem này hoạt động ở chế độ Bridge Mode. Tức là Modem sẽ đóng vai trò là Module quang (converter) và việc quay số kết nối PPPoE, cấp phát IP và điểm truy cập Wifi sẽ dành cho Router mở rộng của chúng ta.
Sở dĩ không thể vứt bỏ đi Modem nhà mạng bởi vì chúng ta cần nó để có thể hoạt động với đường truyền cáp quang hiện tại. Không phải bạn cứ mua Router quang là có thể kết nối được đâu, mà bắt buộc phải dùng Modem của nhà mạng (hầu hết hiện nay dùng công nghệ GPON, đối với AON thì còn có thể, còn GPON thì phải dựa vào Modem nhà mạng cấp).
Thật ra có một cách khá đơn giản để giảm tải cho Modem của nhà mạng mà ai cũng có thể làm được đó chính là dùng một Router mở rộng, kết nối dây LAN từ Modem chính của nhà mạng đến cổng WAN của Router, tắt tính năng điểm truy cập Wifi trên Modem gốc. Giờ đây Router mở rộng có nhiệm vụ gánh tải và cấp phát IP đến Client, cách làm này giảm tải khá nhiều cho Modem gốc, và mang lại hiệu quả khá cao.
Và dĩ nhiên, với cách kết nối như vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cấu hình Bridge.
Trong trường hợp của mình, là Modem của nhà mạng Viettel. Và tất nhiên, theo kế hoạch thì mình kết nối cổng LAN số 2 từ Modem đến cổng WAN trên Router. Và cấu hình lần lượt như sau:
Điểm duy nhất mà các bạn cần chú ý đó là chúng ta cần thiết lập VLAN ở chế độ Passthrough. Nếu không sẽ không thể quay số PPPoE thành công được.
Các bạn đừng quên cấu hình thêm VLAN nhé. Bởi vì Firmware gốc của TP-Link 1043ND không có VLAN nên mình Update lên Firmware của Úc thì có, và bởi vì mình đã dùng OpenWRT nên không tiện chụp cấu hình cho các bạn xem, tuy nhiên cấu hình tương tự trên Archer C7 như hình bên dưới đây:
Như vậy là coi như xong cấu hình Bridge nhé. Trường hợp không thể kết nối thành công, bạn hãy thử cấu hình lại một lần nữa hoặc Reset Modem gốc cùng với Router của nhà mạng. Bạn cũng có thể thay đổi cổng LAN trên Modem gốc (thay vì cổng 2 hãy thử cổng 1, 3, 4 đến khi nào kết nối được Internet).
Trường hợp cấu hình Bridge đối với những Modem có hỗ trợ Bridge thì bạn không cần phải gọi lên tổng đài, cứ thế mà cấu hình thôi. Nhưng đối với Modem không có cấu hình Bridge, bạn cần gọi lên tổng đài để họ thiết lập sang chế độ Bridge, việc của bạn đó là xin tài khoản để quay số PPPoE (Username và mật khẩu), nếu có gì khó khăn thì cứ gọi lên tổng, họ sẽ giúp đỡ bạn thôi.
Nếu Router mở rộng của bạn không hỗ trợ VLAN, hãy thử cài đặt Firmware của OPENWRT. Một chiếc Router TP-Link 841N sẽ cực kỳ hiệu quả mà chi phí đầu tư không cao có thể giúp bạn thực hiện điều này khá dễ dàng. Bạn cũng có thể dùng một chiếc TP-Link 1043ND như mình hoạt động cũng khá hiệu quả, hoặc nếu dư giả tài chính cũng như phục vụ lượng khách hàng lớn, cứ thẳng tay mà mua Archer C7 của TP-Link. Sở dĩ mình thích dùng TP-Link đó là vì giá rẻ mà hoạt động ổn định.
Cấu hình Bridge Mode trên Router dùng Firmware của OpenWRT:
Bây giờ hãy chờ xem, bạn đã quay số PPPoE thành công chưa?!
Sắp tới 14 tháng 2 rồi. Chúc các anh em FA mau sớm có gấu nhé.
mình có thể liên hệ với b qua cách nào ạ, mình muốn hỏi chút
Bạn có thể gửi mail đến mình vào địa chỉ qp@vngeek.com nhé!