Cài đặt giao diện người dùng (Desktop) lên máy chủ Ubuntu (Server)

0
1831
(Last Updated On: Th11 9, 2018)

Ubuntu là hệ điều hành được sử dụng khá rộng rãi hiện nay cho các hệ thống máy chủ. Với các như cầu như lưu trữ Web, máy chủ DNS, Email server,… thì hầu như cài đặt bản Ubuntu Server là lựa chọn tối ưu vì không tốn tài nguyên hệ thống cho giao diện người dùng. Cái gì tối giản nhất mà chẳng gọn nhẹ.

Tuy nhiên một số thao tác nếu sử dụng giao diện đồ họa thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và ít gây nhầm lẫn hơn với dòng lệnh. Đây là điều chắc chắn bởi vì dòng lệnh trên Linux rất thần kỳ, tuy nhiên nếu nhầm thì cũng khôn lường lắm. Vậy mà trước đây mình có thời kỳ thay vì dùng Ubuntu Server thì mình cài Ubuntu Desktop lên trên máy chủ. Sử dụng một thời gian sau khi đã dần thành thạo (bởi mặc dù dùng Ubuntu Desktop nhưng đa số mình lại sử dụng dòng lệnh nhiều hơn thông qua SSH thay vì kết nối Remote Desktop).

Cái hồi mới tập tành làm Web, mình đã sử dụng Webserver IIS trên Windows Server 2008. Sau một thời gian thì lại mày mò dùng Nginx trên Debian và hiện nay trang VnGeek lại sử dụng Webserver Apache 2 trên hệ điều hành Ubuntu Server 16.04. Cái gì cũng có thế mạnh riêng của nó. Dòng lệnh thì nhanh, nhẹ ít tiêu tốn tài nguyên của máy chủ nhưng cần phải có kiến thức về dòng lệnh, giao diện người dùng (GUI) thì trực quan, dễ hiểu ai cũng có thể làm được (giống như việc cài đặt phần mềm bằng cách Next, next rồi Finish là xong). Vậy nên bạn mới thấy ngay cả MySQL, Oracle vẫn phát hành công cụ MySQL Workbench để người dùng dễ thao tác, tránh nhầm lẫn khi gõ lệnh, tương tự như phpMyAdmin thường cài đặt kèm với LEMP hay LAMP.

cPanel và DirectAdmin là hai phần mềm quản trị máy chủ rất phổ biến (đối với những công ty bán host hay sử dụng để chia các gói nhỏ bán cho người dùng). Với giao diện người dùng khá trực quan và dễ sử dụng. Cho đến ngày nay rất nhiều tổ chức sử dụng, Sentora (trước đây là zPanel) cũng là một hệ quản trị miễn phí cho máy chủ được khá nhiều người dùng ưa thích.

Đi vào chủ đề của bài viết, sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cài đặt giao diện người dùng (GUI) lên máy chủ Ubuntu Server 16.04.

Cách 1:

Cách đơn giản dùng lệnh tasksel:

tasksel

Bấm phím cách để chọn bản desktop phù hợp mà bạn muốn cài đặt. Trên Ubuntu có Unity, KDE, GNOME, MATE, LXDE,… nhưng theo mình bạn cứ dùng Gnome (theo mặc định) cho chắc.

Chọn Ok và để phần mềm tự chạy. Như vậy là xong.

Cách 2:

Dùng dòng lệnh, kết nối với máy chủ Ubuntu của bạn và sau đó chạy lệnh sau:

apt-get update
apt-get install gnome-core

Hoặc bạn dùng dòng lệnh sau để cài đặt đầy đủ hơn:

apt-get install --no-install-recommends ubuntu-desktop gnome-panel gnome-settings-daemon metacity nautilus gnome-terminal

Riêng mình dùng dòng lệnh bên dưới để một số ứng dụng có thể tương thích.

Bạn có thể dùng một trong hai cách trên. Tuy nhiên mình thấy chuẩn nhất là dùng lệnh sau:

apt-get install --no-install-recommends ubuntu-desktop gnome-panel gnome-settings-daemon metacity nautilus gnome-terminal

Sau khi cài đặt xong, bạn chỉ việc khởi động lại hệ thống thế là hệ thống đã trở thành Ubuntu Desktop. Các bạn đừng lo lắng điều gì vì chức năng đều giống như nhau thôi. Bản Ubuntu Desktop có thêm giao diện người dùng đồ họa thêm thôi chứ không thua gì bản Server.

Tuy nhiên để điều khiển từ xa, không giống như Windows chỉ cần bật Remote Desktop lên là được. Bạn cần cài đặt một phần mềm để khởi tạo giao tiếp giao diện đồ họa có trên hệ thống và chương trình trên máy tính Windows hiểu được và điều khiển.

Mình muốn nói đến ở đây đó chính là VNC server. Cái này bạn cài đặt trên hệ thống muốn điều khiển. Sau đó chỉ việc cài đặt VNC Client trên một máy tính nào đó để kết nối.

Trước tiên trên hệ thống Ubuntu Server (nay đã được cài đặt Desktop) chúng ta cài đặt VNC:

apt-get install vnc4server

Sau khi cài đặt chúng ta khởi chạy vncserver lần đầu để thiết lập mật khẩu:

vnc4server

Cài đặt xong mật khẩu chúng ta sẽ kill tiến trình của vncserver để cấu hình sơ bộ vài thứ cần thiết:

vncserver -kill :1

Ở đây các bạn có thể hỏi vì sao phải kill đi. Đơn giản là bởi vì kill đi thì mới có thể thiết lập được vài thứ tiếp theo.

Tìm đến tập tin xstartup. Chúng ta sẽ edit tập tin này. Bạn có thể tìm bằng dòng lệnh:

updatedb
locate xstartup

Trong trường hợp của mình tìm thấy tập tin này tại vị trí: /root/.vnc/xstartup

Sau đó chèn đoạn sau vào tập tin xstartup như hình trên:

metacity &
gnome-settings-daemon &
gnome-panel &

Như vậy là coi như xong bước cấu hình, bây giờ khởi chạy lại một lần nữa để chạy vncserver:

vncserver -geometry 1280x800

Để có thể tự chạy dòng lệnh này mỗi khi khởi động (để bạn có thể kết nối từ xa thông qua VNC Client) các bạn có thể sử dụng cách đơn giản:

crontab -e

Sau đó thêm dòng sau vào:

@reboot /usr/bin/vncserver -geometry 1280x800

Đường dẫn có thể thay đổi, bạn có thể dùng lệnh which để tìm chương trình vnserver một cách chính xác:

which vncserver

 

 

Như vậy đường dẫn đầy đủ đó chính là /usr/bin/vncserver. Cronjob yêu cầu đường dẫn chính xác. Nếu không có đường dẫn chính xác, Cronjob bạn tạo sẽ không thể hoạt động được.

Giờ thì cài đặt VNC Client trên máy điều khiển, ở đây mình dùng Windows 10 nên mình tải về tại địa chỉ này (TightVNC).

Khởi chạy nào:

 

 

Địa chỉ dạng IP_máy_chủ:1

Sau đó sẽ hiện ô để bạn điền mật khẩu đã thiết lập trước đó:

Điền mật khẩu mà trước đó bạn đã thiết lập vncserver lần đầu tiên.
Vậy là đã kết nối thành công rồi.

Bạn nào muốn chạy các ứng dụng của Windows, có thể cài wine:

Mình thường cài các gói chương trình thông qua PPA để được nhận các bản cập nhật mới:

add-apt-repository ppa:ubuntu-wine/ppa

apt-get update

Giờ thì tiến hành cài đặt Wine:

apt-get install wine
Bạn có thể khởi chạy Winetricks để cài một số chương trình dành cho Windows có sẵn cũng như thiết lập Wine.
Wine sẽ cập nhật các cài đặt mỗi khi có thay đổi nào đó.
Bạn có thể cấu hình Wine để xem hướng dẫn, cài đặt các chương trình, chạy một kiểm tra cấu hình, cài đặt các trò chơi,…
Bạn có thể cài đặt Winamp (trình nghe nhạc khá nổi tiếng những năm trước đây), VLC Player, Firefox và một số phần mềm phổ biến trên Windows khác với Winetricks.
Trong trường hợp của mình, mình đã cài đặt Firefox 24 của Windows trên máy Ubuntu này.
Truy cập trang VnGeek.com thông qua trình duyệt Firefox này luôn.
Cài đặt WinRar bình thường.

Chúc các bạn tận hưởng phiên bản Ubuntu Desktop được cài bổ sung từ bản Ubuntu Server vui vẻ nhé.

Bình luận