Nên sử dụng thao tác “Cut” hay “Copy” khi sao chép dữ liệu?

0
1593
(Last Updated On: Th9 26, 2018)

Một thao tác cực kỳ phổ biến khi sử dụng máy tính đó chính là Copy – Paste. Bởi khi muốn lấy dữ liệu từ một nơi nào đó sang nơi nào đó, dĩ nhiên bạn phải biết thao tác này.

Bạn chụp ảnh xong, sẽ kết nối với máy tính với máy ảnh để sao chép hình ảnh từ thẻ nhớ sang ổ cứng của máy, một người bạn đưa cho bạn một chiếc USB bên trong có chứa tài liệu học tập, hoặc là chép dữ liệu từ ổ cứng này sang ổ cứng khác để sao lưu dự phòng, thì đó đều là những thao tác sao chép dữ liệu. Tuy nhiên trong các trường hợp thì cũng có lúc bạn thực hiện thao tác chép – cũng có lúc thực hiện cắt. Vậy thì cụ thể những trường hợp đó như thế nào và sử dụng các thao tác trên cho đúng, VnGeek xin mạn phép đi sâu một chút để mạng lại chút thông tin đến các bạn.

2 thao tác cơ bản: Sao chép + Dán và Cắt + Dán.

“Copy” giống như việc bạn đem tài liệu ra quán và nói với người ta Photo ra thành nhiều bản theo số lượng mong muốn. Còn “Cut” – hay gọi là “Cắt” có nghĩa là bạn cắt cái gì đó ra như việc cắt giấy trang trí thuở khi xưa để dán lên bìa vở để cô giáo chấm điểm ấy mà.

Trên máy tính cũng tương tự như vậy, việc sao chép tập tin khi Copy –> Paste, dữ liệu ở nơi dán sẽ giống như dữ liệu được Copy. Và Cut –> Paste, nơi dán cũng có thông tin như ở nơi ban đầu, chỉ có điều đã cắt đi rồi thì dĩ nhiên không còn nữa.

Tưởng chừng như hai thao tác này chẳng có gì khác nhau, tuy nhiên chúng được thực hiện trong các trường hợp khác nhau.

Như trên Linux, nếu mình muốn di chuyển một tập tin hay thư mục, mình có lệnh:

mv -v /folder-A/* /folder-B/

Tức là mọi tập tin và thư mục nằm trong folder-A sẽ được di chuyển qua folder-B.

Tuy nhiên trên Windows thì không có trình đơn Move trong Menu chuột phải (các thao tác cơ bản). Chúng ta phải kết hợp lệnh Cut và Paste, tức là một thao tác di chuyển, thư mục tập tin từ nơi này sang nơi khác – về bản chất là như vậy.

Cũng chính vì thế nên các bạn hãy tưởng tượng, bây giờ chúng ta có một tấm tranh. Nếu bắt bạn vẽ lại bức tranh đó sao cho thật giống hoặc quét (scan) rồi sau đó in lại, kết quả chúng ta sẽ có hai bức tranh giống nhau, về lý thuyết thì hai bức tranh không hoàn toàn giống nhau được (bởi các điểm ảnh có thể sẽ khác nhau dù rất ít) nhưng bởi vì đang tưởng tượng nên các bạn hãy bỏ qua nhé.

Nhưng nếu nói bạn mang bức tranh đó mang đi đến nơi nào đó được yêu cầu, chẳng hạn từ phòng trưng bày sang phòng đấu giá, chắc chắn sẽ chẳng tốn bao nhiêu thời gian.

Cũng chính vì thế nên các bạn xem video dưới đây:

Trong Video các bạn có thể thấy việc sao chép (copy) thư mục VnGeek nằm trong ổ đĩa E vào một thư mục khác cũng nằm trong ổ E khá tốn thời gian (tầm 30 giây), trong khi đó thao tác cắt (Cut) sang một thư mục khác chưa mất đến 1 giây.

Tuy nhiên cũng thực hiện một thao tác cắt (Cut) thư mục VnGeek sang một thư mục khác trên ổ đĩa D (một phân vùng khác với E), thời gian lên đến 45 giây. Tức là nếu khác phân vùng thì rõ ràng “Cut” với “Copy” cũng như nhau thôi ngoại trừ việc “Cut” thì bản gốc được xóa đi còn “Copy” thì bản gốc vẫn còn đó.

Như vậy nếu trong cùng một phân vùng ổ cứng, việc “Cut” một tập tin hay thư mục như là một hành động tượng trưng cho việc di chuyển chúng từ thư mục này sang thư mục khác, và nó chỉ thay đổi cấu trúc đường dẫn tập tin hay thư mục, mà không động chạm gì đến dữ liệu trên ổ đĩa, do đó không mất nhiều thời gian. Việc “Copy” thì lại khác, toàn bộ tập tin hay thư mục được sao chép và một bản y hệt như vậy tồn tại song song với bản cũ, do đó cần can thiệp tới quá trình ghi dữ liệu mới, do đó sẽ tốn thời gian – và tập tin hay thư mục có kích thước càng lớn thì càng mất nhiều thời gian (nếu tập tin càng chia nhỏ, càng mất thời gian hơn vì hệ thống phải xử lý và sắp xếp một số lượng lớn tập tin). Điều này giống như bạn nén một trăm file nhỏ vào một file Zip –> sau đó sao chép nó sẽ nhanh hơn rất nhiều so với sao chép một lúc một trăm tập tin tương tự như vậy.

Chính vì thế, việc sử dụng thao tác “Cut” hay “Copy” cũng tùy vào từng trường hợp. Đối với các tập tin quan trọng khi bạn sao chép dữ liệu từ nơi này sang nơi khác, nên sử dụng thao tác “Copy” để bạn có 2 bản giống nhau, dự phòng trường hợp có lỗi xảy ra. Còn chỉ để di chuyển tập tin hay thư mục trên cùng một phân vùng, đừng “Copy” làm gì cho mất thời gian, chỉ việc “Cut” rồi “Paste” đến thư mục mới là được.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ, bài viết có thể hơi lủng củng một chút, mong các bạn bỏ qua cho, nếu có gì góp ý, mong các bạn để lại comment ở dưới nhé.

Bình luận