Sao lưu và khôi phục máy chủ Ubuntu toàn diện (Phần 2)

7
2737
(Last Updated On: Th11 10, 2016)

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình, tiếp theo là phần 2, phần quan trọng, các bạn chú ý đến cuối phần 1 thì đến phần 2 này tiếp tục và đừng tắt server mới hay khởi động lại gì nhé.

sao-luu-khoi-phuc-may-chu-ubuntu-8

Đây là những gì xảy ra khi file backup.tar.gz của chúng ta được giải nén hoàn toàn.

Tiếp theo bạn hãy làm vài công việc hay làm nhé:

apt-get update

và đừng quên:

apt-get upgrade

Đối với một số trường hợp thì bạn sẽ không có cách nào dùng 2 dòng trên vì lúc này một số máy chủ sẽ mất kết nối mạng. Nhưng vẫn cố gắng duy trì SSH của bạn.

Điều cần làm đó là khởi động lại dịch vụ mạng trên máy chủ mới:

sudo service networking restart

Và:

sudo /etc/init.d/network restart

Nếu hai lệnh trên không ăn thua thì hãy dùng dòng lệnh:

ifconfig eth0 down && ifconfig eth0 up

Hoặc là:

ifconfig eth0 down
ifconfig eth0 up

Đây là một loạt các cố gắng để máy chủ mới của chúng ta có mạng thôi.

Muốn biết có mạng hay không chỉ cần dùng lệnh:

ping google.com

sao-luu-khoi-phuc-may-chu-ubuntu-9

Các bạn có thể thấy là có phản hồi rồi đó.

Bước cực kỳ quan trọng đó là Restore Grub (mình xin nói sơ sơ về Grub: Hầu hết Linux cần GRUB để khởi động, tuy nhiên bạn có thể gặp phải lỗi với GRUB do đó dẫn đến ngăn cản tiến trình khởi động của hệ thống. Ở trường hợp chúng ta làm ở trên thì Grub không được thiết đặt đúng trên máy chủ mới – nó chỉ phù hợp cho máy chủ cũ cho nên nếu không cấu hình lại Grub cho đúng thì sau khi khởi động lại hoặc tắt máy chủ mới thì sau đó máy chủ mới của chúng ta không thể khởi động vào lần sau). Có rất nhiều cách để restore Grub, nhưng mình xin mạo muội dùng cách đơn giản nhất cho các bạn, đó là dùng Boot-Repair.

Cài đặt Boot-Repair thôi:

sudo apt-add-repository ppa:yannubuntu/boot-repair
sudo apt-get update
sudo apt-get install -y boot-repair
boot-repair

Dòng lệnh boot-repair cuối cùng sẽ update lại Grub cho chính xác.

Vậy là xong rồi đó, tuy nhiên nếu xảy ra lỗi bạn có thể Restore lại Grub bằng cách cài đặt bản Grub2 trên server mới:

apt-get install grub2

Rồi Update Grub là được

update-grub

sao-luu-khoi-phuc-may-chu-ubuntu-11

Đến đây là thành công, bạn hãy khởi động lại server của mình và thừa hưởng thành quả nhé.

Chúc các bạn thành công!

7 BÌNH LUẬN

  1. Chào bạn, mình sử dụng Ubuntu Server 11.10, đến bước cài đặt Boot-Repair thì của mình nó báo lỗi không có gói cài đặt này, mình chỉ cài đặt grub2 rồi update-grub. Sau đó khởi động lại server thì không boot vào được nữa. Có phải là do mình không cài Boot-Repair hay không bạn? vậy thì mình phải làm như thế nào để khắc phục

    • Nếu bạn có cài đặt Boot-Repair thì khả năng lỗi ít hơn. Nhưng quan trọng nhất là do UUID của ổ cứng hay phân vùng không phù hợp á bạn. Đôi khi bạn Restore Grub đúng cách nhưng vẫn không thể Boot vào hệ điều hành là bình thường. Bạn có thể tham khảo để sửa lỗi tại đây: https://vngeek.com/uncategorized-vi/thu-thuat/2018/03/chuyen-he-dieu-hanh-ubuntu-sang-o-cung-moi/.
      Chúc bạn thành công!

      • Vấn đề của mình thế này. Mình có 1 Ubuntu Server 11.10 cài đầy đủ các dịch vụ triển khai của cơ quan. Hiện tại có yêu cầu phải nâng cấp một số dịch vụ trên đó, nên mình muốn chuyển toàn bộ Ubuntu Server hiện tại qua 01 máy ảo để mình thao tác thử trên máy ảo trước, nếu OK hết thì mình mới thao tác trên máy thật.
        Mình đã làm hết các bước mà bạn hướng dẫn, mình cũng đã có chỉnh lại UUID của phân vùng Boot và phân vùng Swap trong file fstab theo đúng UUID ban đầu của các phân vùng trên máy ảo, nhưng reboot lại thì nó chỉ hiện màn hình đen thui, không có thông báo gì cả
        Trước khi sử dụng lệnh khôi phục thì mình có thử lvmdiskscan thì nó báo 0 disks, dùng lệnh lvscan thì báo là No volume groups found, nhưng vấn boot bình thường. Chi khi khôi phục lại từ file nén thì mới không boot được. Mình dùng lệnh blkid thì nó vẫn báo có 02 phân vùng: /dev/sda1: UUID=”…” TYPE=”ext4″, và /dev/sda5: UUID=”…” TYPE=”swap”

        • Bạn cài mới Ubuntu 11.10 trên máy ảo nhé, sau đó lưu thông tin các đường dẫn trong file fstab. Sau đó bung cái tập tin sao lưu qua server với này. Nhớ chỉnh lại cho khớp xem sao. Bởi 70% nằm ở file FSTAB cho nên máy mới không Boot được, còn lại do Grub và Driver (Driver vẫn có liên quan nhé).

          • Mình cài mới Ubuntu 11.10, lưu thông tin file fstab, thậm chí mình còn chép file fstab ra, sau đó bung tập tin sao lưu từ server kia, chỉnh lại file fstab khớp với ban đầu nhưng vẫn không boot được. Mình chép lại fstab cũ đè lên luôn nhưng vẫn không boot được. Vấn đề có phải do mình sử dụng máy ảo không nhỉ?

          • Không loại trừ khả năng do bạn sử dụng máy ảo. Tuy nhiên trước đây mình cũng gặp trường hợp như bạn, nhưng mình sử dụng phiên bản Ubuntu 14.04. Mình phải cài đặt lại gần hàng chục lần và thời gian gần 1 tháng mình mới sửa được lỗi. Không biết bạn đang sử dụng Ubuntu Server hay Ubuntu Desktop?

            Mình khuyên bạn nên Backup và Restore trên cùng một server (khác server thì các thông số phần cứng sẽ thay đổi cũng gây xung đột). Chẳng hạn như bạn có một máy chủ sử dụng cấu trúc ARM và hoạt động bình thường, bạn mới tiến hành tạo tập tin Backup.tar.gz và bung nó trên một máy chủ sử dụng kiến trúc của Intel. Rõ ràng sẽ có xung đột và khả năng không Boot được là khá cao, nếu có Boot được thì hệ thống cũng không thể hoạt động bình thường.

            Bạn hãy thử Backup toàn bộ máy chủ bạn lại, chép ra một USB hoặc ổ cứng khác nếu cần. Sau đó bung ra trên một ổ cứng mới (dĩ nhiên trên cùng server, không phải máy ảo), đương nhiên hệ điều hành hiện tại của bạn vẫn an toàn vì ổ cứng ban đầu bạn đã lấy ra.

            Khôi phục như những bài biết mình hướng dẫn, xem thử thế nào nhé.

Bình luận